06:30 am - 23:00 pm

Hotline

0812.323.369
Toggle navigation

Cách xử lý vết rạn nứt tường nhà chuẩn chuyên gia

Ngày đăng: 04/09/2020 Lượt xem: 2737

Tường nhà bị rạn nứt không chỉ gặp ở những ngôi nhà đã cũ mà còn xuất hiện ngay cả trong những ngôi nhà mới xây. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ những vết nứt này còn khiến cho chủ nhà cảm thấy hoang mang và không yên tâm khi ở trong ngôi nhà đó.

Có rất nhiều loại vết rạn nứt tường nhà từ vết nứt to đến vết rạn nhỏ ở mọi vị trí. Mỗi loại vết rạn nứt hình thành do những nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến ngôi nhà cũng khác nhau. Trong bài viết này duyanhgroup.com sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân và cách khắc phục 3 loại vết nứt phổ biến thường gặp nhất tại các nhà ở dân dụng.

1. Vết nứt kết cấu
Nứt kết cấu là những vết nứt có kích thước lớn mà chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ qua những khe nứt vào sâu bên trong kết cấu của tường, gần như chia cắt đôi phần mảng tường có chứa vết nứt đó.
 
Hình ảnh minh họa
Nguyên nhân : Dạng vết nứt này thường xảy ra do nhược điểm của bê tông có cường độ chịu nén quá thấp, một phần do kỹ thuật bê tông cốt thép không đạt yêu cầu. ví dụ: nếu dùng bê tông tươi mà sau khi đổ không bảo dưỡng đúng cách, không tưới nước đủ ẩm thì sẽ khiến cho bê tông bị khô và làm rạn nứt.
Một lý do nữa là trong quá trình thiết kế kết cấu nền móng, các tính toán về kết hợp vật liệu xây dựng để chịu lực chưa đảm bảo dẫn tới công trình xuất hiện vết nứt trong quá trình thi công.
Nứt kết cấu có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sự an toàn của kết cấu và độ bền của công trình. ở trường hợp này chúng ta cần được giải quyết tận gốc vấn đề là gia cố kết cấu trước khi sử dụng vật liệu tô chát bề mặt.
Giải pháp:  sử dụng keo epoxy có độ nhớt thấp và bơm trực tiếp vào các vết nứt.
Sikadur 752 & Sikadur 731
Các loại keo của Chống thấm Sika như Sikadur 731, Sikadur 752  là những sản phẩm các bạn có thể tham khảo. Sau khi bơm vào các vết nứt sikadur sẽ hình thành 1 lớp ngăn ngừa thẩm thấu nước rất hiệu quả, đồng thời nó sẽ là lớp kết nối các thành phần bê tông với nhau từ đó giúp phục hồi cường độ ban đầu của bê tông. Tức là nó vừa có tính năng chống thấm vừa có tác dụng phục hồi kết cấu bê tông.
 
2. Rạn nứt bề mặt chát vữa xi măng
Rạn nứt bề mặt chát vữa xi măng hay còn gọi là vết nứt chân chim. Vết nứt này xuất hiên trên bề mặt tường thôi, không liên quan đến kết cấu.
 
Hình ảnh minh họa
Nguyên nhân chính: chủ yếu nằm ở lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây chát như: tỷ lệ trộn xi măng với cát, thời gian xây chát không đồng nhất, cách thi công không giống nhau giữa các lần thi công...Điều này tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều và dưới tác động của thời tiết thay đổi lúc nóng lúc lạnh sẽ dẫn đến các vết rạn nứt chân chim.
Kể cả là khi các bạn đã phủ sơn lên rồi những các vết rạn nứt vẫn xuất hiện là do lớp sơn phủ không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi của bề mặt dẫn tới vết rạn nứt chân chim vẫn xuất hiện.
Giải pháp: Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn cần có giải pháp triệt để ngay từ đầu tức là phải có sự tính toán trước khi sơn hoàn thiện. Nếu như phải đục hết lớp vữa cũ đi và chát lại thì sẽ tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thay vào đó bạn có thể sử dụng hệ thống sơn có độ co giãn màng sơn cao như sản phẩm TOA 7 in 1.
Do đặc tính màng sơn của TOA 7 in 1 có độ co giãn tới 300% có thể che lấp các khe nứt nhỏ, giúp chống rạn nứt, chống thấm vượt trội, đặc biệt là độ dày màng sơn của nó tới 70 micomet, gấp đôi so với màng sơn thông thường;  mọi vết rạn nứt nhỏ dưới 0.1mm sẽ biến mất khi bạn sử dụng TOA 7 in 1.
 
3. Rạn nứt bề mặt màng sơn
Hiện tượng rạn nứt bề mặt màng sơn cũng khá phổ biến ở những công trình thi công sơn chưa đúng quy trình kỹ thuật hoặc sử dụng các loại sơn kém chất lượng.
 
Hình ảnh minh họa
Tình trạng này là rạn nứt xảy ra trên bề mặt màng sơn thôi, còn bề mặt tường xi măng hoàn toàn không có ảnh hưởng gì.
Nguyên nhân thứ nhất có thể là do Loại sơn được sử dụng có ít keo và quá nhiều bột.Tức là với lượng keo ít nó không đủ để kết dính để liên kết bột với nhau thành một màng liên tục, sau khi khô màng sơn sẽ bị rạn nứt.
Nguyên nhân thứ 2 có thể là do thợ thi công đã sử dụng con lăn không đúng kỹ thuật dẫn đến hiện tượng nổi bọt trên màng sơn. Sau khi khô những bọt khí này vỡ ra và tạo thành những vết rạn li ti.
Giải pháp : Để xử lý những bề mặt rạn nứt này các bạn cần sử dụng loại sơn lót chuyên dụng cho bề mặt tường cũ như là sản phẩm sơn lót TOA 4SS contact sealer.
Đây là loại sơn lót gốc dầu có khả năng thấm sâu vào bề mặt, làm cho bề mặt chai cứng và vững chắc hơn. Sau đó các bạn có thể áp dụng quy trình sử dụng sơn TOA 7 in 1 giống như xử lý vết nứt chân chim.

Duyanhgroup.com chuyên cung cấp, thi công các sản phẩm vật liệu trang trí như sơn nước, chống thấm, sơn công nghiệp, trần vách thạch cao, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, ngói lợp nhà.... và các sản phẩm khác trong giai đoạn hoàn thiện.

Chi tiết liên hệ 

Add1: Sn 51, Tôn Thất Tùng, P. Phan Thiết, TP. Tuyên Quang

Add2: Sn 321, Đ Lê Duẩn, P. Tân Hà, TP. Tuyên Quang

Add3: Số 355, Đ. Lê Duẩn, P. Tân Hà, TP.Tuyên quang

SĐT: 0207 3922 969 - 0912 32 33 69 - 0984 682 483 - 0943 035 969 - 0812 32 33 69

  • Linax
  • Toto
  • Viglacera
  • Dulux
  • Toa
  • Vĩnh Tường
  • SiKa
  • Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang
  • Sở xây dựng Tuyên Quang

Đăng ký nhận bản tin