Sơn lót góc dầu cho bề mặt tường cũ, độ bám dính kém
Trong lĩnh vực trang trí nội thất nhà ở hiện nay sơn nước được khá nhiều khách hàng ưa chuộng. Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất của chất tạo màng và chất tạo màu bám trên bề mặt vật liệu, hỗn hợp này được điều chỉnh bằng các chất phụ gia và dung môi theo tỉ lệ phù hợp với từng tính năng của sản phẩm. Dựa vào tính chất của dung môi chúng ta có thể phân chia sơn nước thành sơn nước gốc nước và sơn nước gốc dầu. Sơn gốc nước đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người rồi vì nó chiếm 80-90% thị trường sơn nước hiện nay. Còn sơn nước gốc dầu thì sao? Sơn nước gốc dầu có dung môi được chiết xuất từ dầu mỏ nên sản phẩm có mùi đặc trưng và hầu hết chúng ta không thích mùi này tuy nhiên sử dụng sơn lót gốc dầu công nghệ mới lại mang đến những lợi ích tuyệt vời đối với những bề mặt tường cũ có độ bám dính kém.
Sơn lót gốc dầu trong suốt có màu hơi vàng trong khi các loại sơn lot kháng kiềm gốc nước có màu trắng ngà. Tại sao lại như vậy nhỉ?
Sơn lót kháng kiềm gốc nước có thành phần bột khoáng và chất phụ gia nên sản phẩm có màu trắng đục , còn sơn lót gốc dầu có thành phần 100% hạt nhựa acrylic hòa tan trong dung môi dầu do đó sản phẩm trong suốt, không có màu. Sơn lót gốc dầu TOA 4SS có khả năng thấm hút sâu vào bên trong các bề mặt, làm cho bề mặt trở nên cứng chắc hơn và tăng cường khả năng kháng kiềm, đặc biệt là với bề mặt tường cũ.
Bề mặt tường cũ chát vôi vữa thường có kết cấu yếu do liên kết kết giữa vôi và cát không được như liên kết xi măng tuy nhiên trong những giai đoạn trước đây khi vật liệu xi măng chưa phát triển thì vôi vữa được dùng là chủ yếu. Màu sắc tường nhà cũng được trang trí bằng vôi và bột ve màu. Chình vì vôi và bột ve màu không có dung môi và thành phần keo nhựa nên bề mặt tường sinh ra phấn hóa, khi chúng ta sờ tay vào bột ve màu sẽ bám vào tay gây bụi bẩn và mất thẩm mỹ.
Với bề mặt tường cũ như vậy mà xử lý bằng sơn gốc nước thì sẽ không đạt hiệu quả cao do kết cấu bề mặt yếu và lớp phấn hóa sẽ làm giảm độ bám dính của sơn gốc nước. Trong trường hợp đó, sử dụng sơn lót gốc dầu là sự lựa chọn tối ưu. Sơn lót góc dầu có các hạt nhựa được hòa tan trong dung môi dầu thấm sâu vào bề mặt tường tăng độ liên kết của vật liệu bề mặt làm cho bề mặt tường chai lỳ, cứng chắc hơn. Các hạt phấn hóa trên bề mặt cũ khi gặp các phân tử nhựa hòa tan sẽ bám dính chặt vào tường tạo nên chân bám cực kỳ chắc chắn cho lớp sơn màu tiếp theo.
Bề mặt tường cũ khi sửa chữa lại muốn tạo độ phẳng đẹp thường phải sử dụng bả matit tuy nhiên khi bả matit gặp các yếu tố bất lợi về độ ẩm đặc biệt với khí hậu nồm ẩm ở miền bắc sẽ làm giảm độ kết dính của lớp sơn với bề mặt tường, khi đó sử dụng sơn lót gốc dầu TOA 4SS lăn trên bề mặt lớp bả thì lớp bả matit sẽ được liên kết chặt chẽ với bề mặt tường hơn do khả năng thấm hút cực mạnh của dung môi dầu và các phân tử nhựa hòa tan sẽ làm lớp keo dính kết nối lớp bả matit và tường nhà.
Sử dụng sơn lót gốc dầu làm tăng khả năng chống thấm ngược cho tường nhà là một ưu điểm của dòng sơn lót này. Chống thấm ngược là cách làm chống thấm ngược với nguồn gây thấm. Chúng ta chỉ sử dụng phương pháp chống thấm ngược khi không thể làm chống thấm thuận được. Ví dụ như: nước thấm từ trong nhà ra ngoài tường, tường nhà tiếp giáp với tưởng nhà bên tạo ra khe hở giữa 2 bức tường, khi nước mưa rơi xuống sẽ ngấm vào trong, hoặc trần nhà bị ẩm do ngấm nước từ sàn tầng trên tạo nên những vết loang ố gây mất thẩm mỹ. Khi xử lý những hiện tượng thấm ngược đó chúng ta sử dụng chất chống thấm hoặc sơn chống thấm có độ bám dính và độ thẩm thấu tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, ví dụ như dùng sơn lót gốc dầu. các phân tử nhựa hòa tan thẩm thấu bám sâu vào bề mặt tường làm cho bề mặt chai lỳ, cứng chắc tạo thành một bề mặt ngăn nước hiệu quả.
Sơn lót gốc dầu dễ thi công và có độ bám dính cao nhưng lại không phổ biến như sơn lót gốc nước. Đó là vì sơn lót gốc dầu có dung môi chiết xuất từ dầu mỏ nên có mùi đặc trưng, trong phòng kín hoặc sơn trong nhà sơn lót gốc dầu thường phát tán mùi hơi khó chịu. Tuy nhiên với những công nghệ cải tiến hiện nay sơn lót gốc dầu TOA 4SS giảm thiểu tối đa mùi dầu, và đáp ứng các tiêu chuẩn của công nghệ TOA ECO care bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Sơn lót gốc dầu có tính chất thẩm thấu mạnh nên thời gian khô bề mặt nhanh chỉ sau 10-20 phút trong khi các loại sơn gốc nước là 30 phút. Và thời gian đợi để lăn lớp sơn thứ 2 là 60 phút thay vì 2 tiếng như dòng sơn gốc nước. Chúng ta lưu ý là sản phẩm dùng trực tiếp, không pha loãng sản phẩm và không thi công khi nhiệt độ không khí <15 độ C và độ ẩm không khí >85%.
Khi sử dụng sơn lót gôc dầu các dụng cụ như chổi, con lăn sẽ có hiện tượng xơ cứng, điều đó là hoàn toàn bình thường do tính chất thẩm thấu làm chai lỳ bề mặt vật liệu của loại sơn lót này nên chúng ta không phải lo lắng vì hiện tượng đó.
Tag:
Tin nổi bật
-
Thông báo tuyển dụng năm 202028/10/2020